Hiên nay, xu thế bán lẻ và kinh doanh buôn bán hàng hóa nhu yêu phẩm đang được chú trọng và phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Để mở cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini mới, bạn cần xác định mục tiêu hướng tới người dùng lý do để lựa chọn mình thay vì các lựa chọn cửa hàng tiện lợi khác. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn và đặc biệt là cung cấp lắp đặt cho rất nhiều khách hàng kinh doanh, khởi nghiệp trong lĩnh vực buôn bán tạp hóa, siêu thị mini, nhà sách, cửa hàng tiện lợi …. Hân Khánh xin có chia sẻ cơ bản nhất tới các bạn qua bài viết dưới đây.
1. Sơ bộ số vốn hiện có và sẽ đầu tư
Để xác định mở một của hàng tạp hóa, siêu thị mini, hay cửa hàng tiện lợi… chúng ta rất khó có thể chính xác được số vốn. Vì vốn ít hay nhiều để bạn chuẩn bị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khu vực mở tiệm tạp hóa (nông thôn/thành phố/tại nhà, mặt tiền/trong ngõ), đối tượng khách hàng, khả năng tài chính,… Thông thường, với diện tích nhỏ từ 30 – 50m2 thì bạn cần số vốn tối thiểu 200 triệu đồng.
Chi phí mở cửa hàng tạp hóa cơ bản được ước tính như sau:
- Chi phí thuê mặt bằng: Nếu không có sẵn mặt bằng thì giá thuê sẽ từ 5 -15 triệu/tháng. Mở gần tòa chung cư hay mặt đường lớn giá có thể lên tới 20 – 30 triệu/tháng.
- Đầu tư nguồn hàng: Khoảng 100 – 200 triệu. Số tiền này bạn tùy vào loại hàng hóa bạn chọn (bình dân/cao cấp/ nhập khẩu). Nếu bạn tìm được nguồn đặt hàng giá tốt trên bán hàng online như VinShop, Tiki, Shopee…. hay như các hội nhóm trên mạng xã hội, các đơn vị cung cấp hàng hóa khác như chợ đầu mối hay như tiếp cận trực tiếp với rất nhiều nhà sản xuất, nhập hàng đa dạng với giá tốt và nhiều ưu đãi nữa. Bằng cách này bạn sẽ tối ưu tiền vốn nguồn hàng ban đầu của mình.
- Tiền mua trang thiết bị: 30 – 50 triệu (kệ trưng bày hàng tạp hóa, bàn thu ngân, máy tính, phần mềm bán hàng, máy POS, hệ thống chiếu sáng, camera an ninh, tủ đông lạnh…).
- Tiền thuê nhân viên: Cửa hàng tạp hóa mini cần 1-2 nhân viên. Mức lương trung bình là khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng (part time/full time).
- Chi phí phát sinh: 20 – 30 triệu (tổ chức khai trương cửa hàng, quảng cáo,…).
2. Các bước mở cửa hàng tạp hóa siêu thị mini
2.1. Nghiên cứu thị trường
Theo đúng trình tự của kinh doanh, buôn bán thương mại thì người kinh doanh sẽ cần nghiên cứu tìm hiểu thị trường thông qua các nguồn tin từ mối quan hệ làm ăn, từ bạn bè, từ báo trí tin tức hoặc tự đi tìm hiểu địa bàn để nắm rõ:
- Mặt hàng, sản phẩm hay thương hiệu nào đang được ưa chuộng hiện nay.
- Tìm hiểu nắm bắt thị hiếu, nhu cầu khách hàng.
- Mức thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng để xác định mức tiêu thụ hàng hóa.
- Khu vực đặt cửa hàng tạp hóa đang kinh doanh gì, giá cả ra sao và so sánh với gia vậy thì lời lãi thế nào.
- Tìm hiểu, nắm bắt nhận xét của khách hàng, người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những ưu điểm, nhược điểm … để từ đó rút kinh nghiệm và lập kế hoạch kinh doanh bài bản, chi tiết.
2.2. Chọn nguồn hàng
Trong kinh doanh truyền thống thì thông thường chúng ta sau khi tìm hiểu sơ bộ thị trường xong sẽ tính toán vị trị đặt mặt bằng, dự tính vốn. Tuy nhiên, với thời đại buôn bán online ngày càng phát triển dẫn tới ý định kinh doanh tạp hóa đôi khi chỉ là chúng ta được tiếp cân nguồn hàng tốt: chất lượng tốt, chiết khấu ưu đãi, kho bãi thuận lợi … Chính những yếu tố cơ bản trên cũng làm nên bước ngoặt trong quyết định đi tới kinh doanh tạp hóa, siêu thị tiện lợi.
Hàng hóa giá thành rẻ và chất lượng vẫn luôn là vấn đề với người kinh doanh, thời gian chúng ta có thể nhập hàng từ đơn vị sản xuất để có giá sỉ. Đồng thời tận dụng các chính sách ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại củ thể.
Bạn cũng có thể chọn nguồn hàng từ siêu thị, các kênh bán hàng online như VinShop, Tiki, Shopee.. để được nguồn hàng đa dạng phụ vụ cho cửa hàng tạp hóa có nhiều mặt hàng kinh doanh hơn.
Tìm hiểu các đơn vị cung ứng, sản xuất lớn ngoài hỗ trợ nhập hàng, họ có các chính sách về hỗ trợ phần mềm quản lý, thiết bị phục vụ sơ bộ cho cửa hàng tạp hỏa, siêu thị tiện lợi vừa và nhỏ. Nhưng lựa chọn thông minh như vậy không những giúp các bạn giảm thiểu phần nào chi phí ban đầu mà còn đồng bộ hóa quy trình quản lý của cửa hàng.
2.3. Lựa chọn vị trí mặt bằng và lên thiết kế
Trong kinh doanh cửa hàng tạp hóa nhỏ, cửa hàng tiện lợi … là bán các mặt hàng thiết yếu, phục vụ đời sống hàng ngày. Do vậy lựa chọn mặt bằng luôn là nhưng nơi đông dân cư. Chú ý nên chọn xa các cửa hàng khác càng tốt.
Khi có mặt bằng, chúng ta cũng nên chuẩn bị 1 bản thiết kế, setup chi tiết việc bố trí, sắp xếp bên trong cửa hàng như thế nào cho phù hợp. Việc lên thiết kế (thường sẽ miễn phí từ đơn vi cũng cấp kệ hàng trưng bày) giúp chủ cửa hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, quản lý cửa hàng của mình.
2.4. Mua sắm dụng cụ, thiết bị trang trí cửa hàng
Các thiết bị, dụng cụ trong cửa hàng tạp hóa nhỏ, siêu thị tiện lợi cần đầu tư cơ bản như:
- Kệ trưng bày, kệ siêu thị
- Quầy thu ngân.
- Tủ lạnh, tủ đông.
- Máy tính cài phần mềm bán hàng.
- Hệ thống chiếu sáng, camera giám sát.
2.5. Nhập hàng và trưng bày hàng hóa
Nhập hàng: Ngoài mặt hàng kinh doanh chủ đạo, cửa hàng nên có nhiều mặt hàng khác đa dạng trong thời gian đầu, sau thời gian buôn bán tự chúng ta sẽ có được tổng hợp các mặt hàng nào nê kinh doanh chính để nhập phù hợp.
Sắp xếp hàng hóa: Ngay khi lựa chọn mặt bằng, mua sắp thiết bị vận dụng kệ trưng bày, chúng ta đã có bản thiết kế và sơ đồ chi tiết cho việc sắp xếp hàng hóa. Mục đích vừa tối ưu không gian, thẩm mỹ và tiện lợi cho khách giao dịch.
- Sản phẩm bán chạy đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất, ngang tầm mắt khách.
- Đồ ăn nhanh: bim bim, nước giải khát, bánh mì, bánh ngọt.. có thể đặt cảnh quầy thu ngân dễ lấy và thanh toán.
- Phân chia theo từng quầy hàng: Gia vị, sữa, bánh kẹo, chắm sóc cá nhân, hàng tiêu dùng, mẹ và bé….
- Các sản phẩm chiếm diện tích lớn: Dầu ăn, bộ giặt, nước xả vải, lau sàn,… nên đặt ở phía dưới kệ.
- Mỗi quầy hàng, kệ hàng, sản phẩm cần có biển tên, chú thích giá bán.
2.6. Lên kế hoạch quảng cáo tiếp thị và khai trương cửa hàng
Với việc chúng ta đầu tư cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi nhỏ, cho nên không phải ai cũng biết tới và đến mua. Bạn cần có kế hoạch quảng cáo, chia sẻ cũng như hình thức nào đó để khác hàng, người dùng biết tới cửa hàng của bạn càng nhiều càng tốt.
- Lập fanpage/website cho cửa hàng tạp hóa của bạn. Có lịch cập nhật thông tin khai trường, sản phẩm mới, chương trình khuyến mại, ưu đãi, quà tặng.. lên mạng trang quản lý.
- Tham gia và đăng tin lên các hội nhóm cùng ngành nghề cũng như mặt hàng kinh doanh trên mạng xã hội.
- Tạo shop trên các sàn thương mại điện tử như tiki, lazada, shopee… để tiếp cận thêm nhiều khách hàng.
- Tùy mặt hàng kinh doanh, bạn có thể thực hiện livestream trên trang facebook cá nhận để tương tác người dùng biết ngày khai trương và đến ủng hộ.
- Làm biển tên cửa hàng làm sao ấn tượng nhất, giúp sales thị trường biết đến cửa hàng sớm hơn, tìm được nguồn hàng nhanh hơn so với bình thường.
- Nếu có điều kiện hoặc phù hợp với khu vực kinh doanh thì bạn có thể thuê đơn vị sự kiện thực hiện trọn gói để thu hút sự chú ý của mọi người, cũng như thể hiện sự chuyển nghiệp.
Như vậy, mô hình này vẫn có cơ hội phát triển trong những năm tới. Với số vốn khoảng 200 – 300 triệu, bạn hoàn toàn có thể mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ. Nhưng trước hết, hãy tham khảo những kinh nghiệm trên đây và thử áp dụng, chuẩn bị một kế hoạch bài bản thì việc kinh doanh sẽ ngày càng thuận lợi.